Chính sách kìm hãm Chảy_máu_chất_xám

Trung Quốc là nước có các biện pháp ứng phó với chảy máu chất xám. Theo đối sách "Brain Loss -> Brain Gain", tức là chấp nhận chảy máu chất xám ban đầu thu lại chất xám về sau, chính phủ khuyến khích học sinh du học và làm việc ở nước ngoài, thậm chí nhập quốc tịch hay kết hôn với người nước ngoài. Sau đó, nhờ bản sắc văn hóa độc đáo và tinh thần dân tộc cao của người Hoa, kết hợp với đưa ra những chính sách ưu đãi đặc biệt, chính phủ đã vận động khá thành công lực lượng trí thức, doanh nhân mang tri thức khoa học, công nghệ cao và tư bản về nước.[2] Ngoài một số chính sách như tập trung nâng cấp hệ thống giáo dục bậc đại học, trao giải thưởng nghiên cứu khoa học hàng năm cao, Trung Quốc cũng đã đề ra các quy định về sáu loại đối tượng không được phép ra làm việc ở nước ngoài nếu không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, bao gồm: công chức nhà nước, chuyên gia kỹ thuật, các nhà quản lý nhân sự làm việc trong các dự án hoặc chương trình nghiên cứu lớn, những người tham gia chiến lược phát triển khu vực miền tây Trung Quốc, người làm trong các bộ phận cơ mật hoặc công tác liên quan tới pháp luật.[3]

Châu Á và châu Phi cũng đang nỗ lực đưa ra những chính sách giảm tỉ lệ chảy máu chất xám.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chảy_máu_chất_xám http://www.bayvut.com.au/tri-th%E1%BB%A9c/vi%E1%BB... http://www.collectionscanada.ca/immigrants/ http://www.maytree.com/HTMLFiles/brain_drain.htm http://www.merriam-webster.com/dictionary/brain+dr... http://www.payvand.com/news/12/may/1297.html http://www.time.com/time/europe/magazine/printout/... http://www.spiegel.de/unispiegel/jobundberuf/spieg... http://www.jrc.es/home/report/english/articles/vol... http://www.census.gov/prod/2003pubs/censr-12.pdf#s... http://www.nsf.gov/statistics/srs07203/